Trải Nghiệm Nổ Hũ Tại 58win

Cách đấu nối dây điều khiển động lực nguồn motor của biến tần
Từ khoá:

Nối dây điều khiển động lực nguồn của biến tần

Chia sẻ chi tiết về cách nối dây động lực và điều khiển của biến tần. Kèm ví dụ trên một số hãng như Mitsubishi, Yaskaw, Fuji, Invt.

Nối dây điều khiển động lực nguồn của biến tần

Nối dây động lực

  • Nếu không có tài liệu thì các bạn quan sát trên biến tần tìm các chân có ký hiệu như sau: nguồn cấp thường ký hiệu là L1 L2 L3, R S T, đối với loại nguồn cấp 1 pha 220v thì ký hiệu cấp nguồn có thể là L và N. Còn đối với dây mô tơ thì thường được ký hiệu là U V W hoặc T1 T2 T3.
  • Trong trường hợp mua mới thì thường sẽ đi kèm quyển sách hướng dẫn, chịu khó xem kỹ quyển sách này sẽ thấy phần hướng dẫn chi tiết đấu nối phần dây động lực nguồn và dây động cơ.

Lưu ý

  • Bạn cần phải xác định kỹ ký hiệu của từng chân để tránh đấu nối nhầm bởi vì nếu đấu nối nhầm có thể gây hư hỏng rất nặng cho biến tần như là hư board nguồn, đứt igbt.
  • Một số trường hợp biến tần có phần nguồn đấu ở phía trên và phần đấu dây motor đấu phía dưới.
  • Không nên đấu dây theo quán tính bởi vì mỗi loại sẽ có cách đấu khác nhau, ví dụ như có hãng biến tần sẽ đấu dây nguồn ở bên tay trái và dây motor ở bên phải, có hãng lại thiết kế ngược lại.

Đấu nối dây điều khiển

So với việc đấu nối dây động lực biến tần thì dây điều khiển phức tạp hơn rất nhiều đòi hỏi người sử dụng phải có kiến thức về biến tần và đọc tài liệu của hãng thì mới đấu nối đúng được, bởi vì ngoài nối dây thì phải cài đặt đúng thì mới sử dụng được.

Đấu dây biến trở chiết áp volume và công tắc ngoài

  • Cố gắng xác định được chân giữa của biến trở bằng đồng hồ đo hoặc dựa vào kinh nghiệm về linh kiện, 2 chân còn lại của biến trở chỉ cần đấu lên nguồn và 0V. Nếu biến trở xoay bị ngược chiều thì đảo 2 chân này lại là được. Chân giữa của biến trở thường được ký hiệu trên biến tần như AI1 A1 AV1 VR…, chân nguồn của biến trở thường được ký hiệu là +V, +10V +5V VS, chân 0V thường được ký hiệu là GND, VC, SC, COM.
  • Với công tắc của biến tần thường sẽ sử dụng 3 dây trong đó: 1 chân chạy tới, 1 chân chạy lùi và 1 dây chung. Chân chạy tới lùi của biến tần thường được ký hiệu như FWD REV S1 S2 DI1 DI2, còn chân chung thì có thể ký hiệu là SC, COM, GND, CM…

Phải tham khảo kỹ sách hướng dẫn hoặc file manual của nhà sản xuất để đấu dây và cài đặt chức năng đúng thì biến trở và công tắc mới có tác dụng.

Để giúp cho các bạn dễ hình dung về cách đấu dây biến tần, abientan xin chia sẻ cách đấu dây của một số dòng biến tần phổ biến hiện nay trên thị trường như sau:

Yaskawa

Áp dụng cho các dòng V1000 A1000 GA700 GA500

  • Phần nguồn cấp cho biến tần đấu vào chân R/L1 S/L2 T/L3, phần đấu dây motor ký hiệu là U/T1 V/T2 W/T3.
  • Dây điều khiển, chân giữa biến trở vào A1, 2 chân còn lại đấu vào +V và AC, dây chung công tắc ngoài đấu vào SC, chân tiến lùi vào chân S1 S2.

Mitsubishi

Áp dụng cho dòng A800 E800 F800

  • Phần nguồn cấp vào chân có ký hiệu: R/L1 S/L2 T/L3, phần nối dây động cơ: U V W
  • Đối với dây điều khiển, chân giữa biến trở đấu vào chân số 2, 2 dây còn lại đấu vào chân 10 và 5, chân chung của công tắc ngoài đấu vào SD 2 chân tới lùi vào STF và STR

Fuji

Dòng mega ace multi eco có cách đấu nối như sau:

  • Ký hiệu chân đấu nguồn của biến tần: L1/R L2/S L3/T, phần nối với động cơ: U V W
  • Chân giữa biến trở nối vào 12, 2 chân còn lại vào 11 và 13, dây chung công tắc đấu vào CM, chân thuận nghịch nối vào FWD và REV

Invt

Dòng gd20:

  • Dòng 3 pha 380v: nguồn ký hiệu R S T, nguồn 1 pha 220v: ký hiệu L N, phần đấu nối dây động cơ ký hiệu U V W.
  • Biến trở chân giữa nối vào AI2( AI1 là núm xoay trên bàn phím biến tần), 2 chân còn lại nối vào +10V và GND, chân chung công tắc ngoài nối COM, chân tiến lùi nối vào S1, S2.
2 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
2
0
Nếu có thắc mắc hoặc đóng góp vui lòng gửi bình luận.x